Sản Xuất Và Thi Công Sàn Gỗ Tự Nhiên

Sàn gỗ tự nhiên một phần không thể thiếu trong các không gian nội thất hiện đại được đông đảo quý khách hàng sử dụng. Vậy quá trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên diễn ra như thế nào, trải qua những công đoạn nào để có được những thành phẩm ưng ý?

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các vật liệu lát sàn gỗ an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường cũng tăng cao hơn. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên cũng như máy móc thiết bị nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm thực sự chất lượng.

thi cong san go tu nhien 2021 min

Cùng với đó, quá trình thi công lắp đặt cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng và độ bền của gỗ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích cho công tác này.

1. Sàn gỗ tự nhiên là gì?

Trước khi nghiên cứu về quá trình sản xuất và cách lát sàn gỗ tự nhiên thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua dòng sàn gỗ này. Nó làm từ gì mà lại được ưa chuộng đến như vậy?

Sàn gỗ tự nhiên là loại sàn được chế biến từ những cây gỗ rừng tự nhiên, tùy vào từng loại gỗ sẽ có những đặc điểm màu sắc khác nhau. Nhưng điểm chung của các loại sàn bằng gỗ tự nhiên là đều có màu sắc tinh tế, đường vân gỗ đẹp bắt mắt, có khả năng chống mối mọt, cong vênh cực kỳ hiệu quả.

nha may san go tu nhien sht

Hiện nay, ở STH đang có 8 loại sàn gỗ chúng đều làm từ những loại gỗ quý, có bề mặt cứng cáp, chịu được lực tốt, chống mài mòn cao như sàn gỗ lim Nam Phi, cẩm lai Nam Mỹ, mun Nam Mỹ… Các tấm sàn gỗ tự nhiên cao cấp trải qua quá trình gia công ngâm tẩm rồi đem sấy khô ở nhiệt độ thích hợp. Sau đó, loại bỏ nước tự do và nước thấm sâu bên trong gỗ để làm thành tấm ván hoàn chỉnh, có tính thẩm mỹ cao.

Tuy màu sắc, kiểu dáng của ván sàn tự nhiên không quá đa dạng như sàn gỗ công nghiệp nhưng đổi lại về mặt chất lượng và độ bền thì nó hoàn toàn là một sự đầu tư đúng đắn cho mọi gia đình.

2. Quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên như nào?

Để có được sản phẩm ván sàn tốt, chất lượng phải trải qua dây chuyền sản xuất sàn gỗ tự nhiên và dây chuyền kiểm định rất phức tạp. Hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng tôi gửi đến các bạn 7 bước cơ bản trong quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên sau đây:

Bước 1: Xẻ phôi

Trong việc sản xuất sàn nhà, phải chọn lọc những khối gỗ hoàn thiện, không bị nứt nẻ, ẩm mốc để đảm bảo khi chế biến miếng gỗ vuông vức, bền. Sau đó, sơ chế bằng cách cưa xẻ thành các phôi gỗ có kích thước theo tiêu chuẩn và đưa về nhà máy chế biến.Gỗ có kích thước to nhỏ khác nhau nên phôi khi được xẻ cũng mang những kích thước khác nhau.

Bước 2: Tẩm sấy

Đây được coi là một khâu tương đối quan trọng và quyết định khá nhiều đến chất lượng của gỗ. Phôi gỗ thành phẩm nhận được sau khi xẻ sẽ được ngâm tẩm hóa chất để có thể chống mối mọt và đưa vào lò sấy hơi nước theo quy trình sấy nghiêm ngặt của Công ty Cổ Phần Sàn Gỗ Tự Nhiên SHT.

nha may san xuat go tu nhien sht

Nếu gỗ được chuẩn bị trước càng lâu thì hàm lượng nước trong gỗ càng giảm vì được hong phơi trong điều kiện tự nhiên, thì chi phí và thời gian sấy gỗ càng giảm.

Đồng thời trong suốt thời gian sấy gỗ cũng phải đảm bảo nhiệt độ trong lò luôn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn, nhiệt độ luôn phải ổn định nếu không sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thành phẩm. Một số tinh trạng có thể dễ dàng thấy ở đây như là gỗ bị cong vênh, nứt nẻ biến dạng.

Bước 3: Rong cắt kích thước phôi tiêu chuẩn

Sau các bước chọn lọc và quy trình tẩm sấy nghiêm ngặt các phối gỗ sẽ được rong cắt thành các kích thước phôi tiêu chuẩn để có thể dễ dàng sử dụng.

dây chuyền sản xuất gỗ tự nhiên tại sht
Hình ảnh: Cận cảnh quá trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên qua đánh nhám láng mịn

Bước 4: Bào 4 mặt kích thước phôi tiêu chuẩn

Tạo độ láng mịn cho bề mặt sàn gỗ nhờ máy ép công nghệ cao kết hợp với việc tạo các kiểu đường vân và màu sắc trên bề mặt theo thớ gỗ. Tiếp theo, phôi sẽ được bào ở cả 4 mặt. Bước này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm bởi khi bào phôi phải đảm bảo phôi không bị lầy và có nhiều dằm gỗ.

Quan trọng hơn hết đó là bào phôi phải đảm bảo giữ được vẻ đẹp của tự nhiên của các vân gỗ.

Bước 5: Chà và sửa bả kích thước phôi tiêu chuẩn

Chà và bả kích thước phôi tiêu chuẩn thực chất là khâu xử lý bề mặt các phôi gỗ làm sao cho phôi không còn lộ những khuyết điểm.Các quy trình sẽ bắt đầu bằng việc chà nhám bề mặt phôi, ở công đoạn này có thể sử dụng các loại giấy nhám chuyên dụng để xử lý và sau đó lau thật sách bằng vải mềm, chổi long mềm để loại bỏ hết mạt bụi đảm bảo bề mặt phối được sạch.

san xuat san go tu nhien

Tiếp đó sử dụng phương pháp bả nghiêm ngặt của công ty để đảm bảo thành phẩm là các phôi không còn lộ những tật hay khuyết điểm nữa.

Bước 6: Đánh mộng

Đánh mộng là khâu quan trọng và thường được thực viện bằng việc sử dụng các loại máy chuyên dụng có tác dụng cắt đầu phôi gỗ , tạo mộng theo các chiều ngang dọc khác nhau. Việc đánh mộng gỗ đạt tiêu chuẩn sẽ giúp dễ dàng hơn rất nhiều trong các bước ghép mộng tiếp theo.

quy trình hoàn thiện
Hình ảnh: Quy trình sơn UV hoàn thiện của những tấm sàn gỗ tự nhiên cao cấp

Bước 7: Sơn UV hoàn thiện

Đây là công đoạn then chốt nhằm sản xuất sàn gỗ tự nhiên có khả năng chịu nước, chống mối mọt và khó trầy xước. Chúng nhờ vào 8 lớp sơn UV giúp cho sản phẩm giữ nguyên màu sắc, mùi hương gỗ tự nhiên, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, lớp sơn UV cứng như kim cương làm tăng độ bóng, tăng khả năng chịu nước, va đập của ván sàn.

3. Quá trình thi công sàn gỗ tự nhiên

Đối với sàn nhà bằng gỗ, đòi hỏi quy trình thi công lắp đặt cần cẩn trọng và khắt khe nhằm có thể bảo vệ được vẻ đẹp tự nhiên của sàn một cách tối đa. Có 3 cách làm sàn gỗ tự nhiên phổ biến như sau:

– Cách 1: Lắp đặt trực tiếp trên sàn bê tông

● Các nhân viên sẽ tiến hành khảo sát mặt bằng hiện tại và tiến hành đo đạc. Sau đó lên phương án tính toán khối lượng cụ thể theo mặt bằng và khách hàng yêu cầu. Sử dụng kỹ thuật chuyên dụng để đánh nhẵn, tạo độ phẳng tốt cho bề mặt sàn.

● Cán một lớp keo sữa mỏng lên bề mặt bê tông của sàn nhà. Sau đó, trải một lớp foam lên trên nhằm giảm áp lực va đập giữa nền bê tông lên sàn gỗ cũng như tăng khả năng cách âm cho sàn nhà.

● Trét một lượng keo vừa đủ vào mộng âm sau đó tiến hành nối mộng âm với mộng dương của ván và đặc biệt chú ý không để keo bị tràn lên bề mặt sàn.

thi công sàn gỗ
Hình ảnh: Thi công sàn gỗ tự nhiên Gõ đỏ Phachyloba

– Cách 2: Lắp đặt trên khung xương gỗ

● Thợ thi công cũng sẽ tiến hành khảo sát mặt bằng, sử dụng máy để đánh nhẵn nhằm tạo độ phẳng tốt nhất cho bề mặt sàn.

● Cần tham khảo yêu cầu của khách hàng để xác định quy cách khung xương gỗ. Sau đó khoan bê tông theo các vị trí đã định. Tiếp đó, đóng vít nở vào lỗ khoan, để liên kết gỗ với nền bê tông.

● Xương gỗ liên kết xuống nền bằng vít nở còn các nan gỗ gắn liền lên xương bằng súng bắn đinh, giúp đi lại chắc chắn, không bị xô hở các nan gỗ. Có thể lót thêm form tráng bạc để chống ẩm, làm êm sàn.

– Cách 3: Lắp đặt trên ván dán dày 1.2 cm

● Giống như 2 cách trên, tiến hành khảo sát mặt bằng, đánh nhẵn nhằm mục đích làm cho sàn bê tông bằng phẳng.

● Lát ván ép trên sàn bê tông. Trải foam lên bề mặt ván lót, dùng băng keo tại điểm tiếp giáp của 2 lớp foam lại với nhau.

● Cuối cùng, tiến hành lát ván sàn gỗ tương tự như 2 cách trên.

– Trong quá trình thi công đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu gì?

● Để tạo không gian cho sàn gỗ co giãn nở khi gỗ hút và thoát nước thì lát ván sàn cách tường khoảng 1cm.

● Khi lát được chiều rộng khoảng 3m, bạn nên dùng dây van đặt giữa keo và tấm ván khoảng 2 tiếng đồng hồ để cho keo kết dính và đóng cứng tương đối ổn định. Sau đó mới tháo van ra và lát tiếp.

● Khi thi công, không nên đi giày bừa bãi trên sàn gỗ, không kéo lê các vật sắc nhọn, nặng trên sàn, không đổ nước trên bề mặt sàn.

● Nên lát sàn nhà khi các công trình lắp đặt điều hòa, trần nhà, sơn nhà đã hoàn thiện xong.

4. Tiêu chuẩn kỹ thuật về sàn gỗ tự nhiên mà bạn nên biết

Để lựa chọn cho mình một sản phẩm gỗ tự nhiên “Tốt về độ bền – Tốt về sức khỏe “ thì cần phải có những tiêu chuẩn nào?

– Tiêu chuẩn về hàm lượng Formaldehyde (E) mg/kg không khí

Tiêu chuẩn E là nồng độ phát thải hàm lượng Formaldehyde ra ngoài không khí. Riêng sản phẩm sàn bằng gỗ tự nhiên, các bạn hoàn toàn yên tâm. Dù chỉ là những tấm gỗ đóng sàn nhỏ nhưng gần như 100% gỗ tự nhiên nên đạt tiêu chuẩn E1 hoặc E0 rất an toàn cho sức khỏe.

– Tiêu chuẩn về độ mài mòn AC g/cm2

AC là thông số về độ mài mòn của bề mặt sản phẩm sàn gỗ được tính theo đơn vị g/cm2. Đây là thông số nói nên độ bền của bề mặt sàn nhà. Hiện nay, khi sản xuất sàn gỗ tự nhiên các doanh nghiệp cũng chú ý đến tiêu chuẩn này. Các tấm lát sàn gỗ cung cấp ra thị trường với chỉ số chống mài mòn là AC4, AC5 và AC6 đảm bảo được vẻ đẹp bền bỉ theo thời gian.

– Tiêu chuẩn về chịu lực IC Kg/cm2

IC viết tắt của từ impact resistance có nghĩa là thông số về khả năng chịu lực được tính bằng Kg/cm2. Chỉ số này cho biết được khả năng chịu lực của mặt sàn. Đối với các loại sàn gỗ thông thường là IC2.

anh huong cua do am den san go

Đối với sàn tự nhiên có khả năng chịu lực rất tốt IC1 chịu được khoảng 850-870 kg/cm2 nên các bạn an tâm sử dụng.
Qua những gì chúng tôi chia sẻ về 3 tiêu chuẩn kỹ thuật về sàn gỗ SHT sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn tấm ván gỗ tốt cho gia đình mình.

5. Địa chỉ cung cấp và lắp đặt sàn gỗ tự nhiên giá tốt tại Hà Nội

Ngày nay, kinh tế phát triển đời sống người dân cũng tăng cao hơn do đó yêu cầu chất lượng nhà cung cấp của khách hàng cũng trở nên khắt khe hơn. Từ đó, STH ra đời như để đáp ứng nhu cầu tất yếu đó của khách hàng.

Chúng tôi không chỉ có lợi thế sẵn về nguyên liệu gỗ mà còn có đội ngũ nhân viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tin tưởng rằng sẽ giúp bạn có được sàn nhà bằng gỗ như ý. Đặc biệt, đơn vị chuyên lắp đặt và thi công sàn gỗ tự nhiên tại khu vực thành phố Hà Nội.

Thị trường sàn nhà bằng gỗ năm 2019 có nhiều loại, đa dạng kiểu dáng nhưng mỗi dòng lại có tính ưu việt khác nhau. Vì thế, giá thi công sàn gỗ tự nhiên cũng thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống mà không cố định. Để được báo giá thi công sàn gỗ tự nhiên chi tiết, các khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 035.994.3888 để được tư vấn.

Trân trọng cảm ơn quý khách hàng !