Báo Giá Bàn Ghế Gỗ Trắc Rồng Đại Tứ Linh 7.9 Tỷ™ SHT ! hình ảnh bộ bàn ghế mà quý vị đang chiêm ngưỡng, được chế tác bằng gỗ Cẩm Trắc Việt Nam, chạm khắc hình Tứ linh, bốn linh vật mang nhiều ý nghĩa trong nền văn hóa Phương Đông. Ở Việt Nam, bốn Linh vật này đã đi vảo truyền thuyết nói lên ý chí, sức mạnh, niềm tin, khát vọng và tâm linh của người Việt chúng ta từ nghìn đời nay.
Nguồn gốc Bộ bàn ghế Trắc Rồng
Bộ bàn ghế này là con số rất hiếm hoi mà chúng tôi tình cờ và rất may mắn sưu tầm được ở thập kỷ cuối của thế kỷ 20 từ một vùng quê cách Kinh Thành Huế không xa.
Không rõ đích xác bộ bàn ghế được chế tác từ bao giờ, ai là người đầu tiên sở hữu nó! nhưng theo một số chuyên gia thạo đồ mỹ nghệ cho rằng, có thể bộ bàn ghế này được ra đời ở khoảng gần giữa thế kỷ 20 nên chịu ảnh hưởng nhiều về kiến trúc
Điêu Khắc triều Nguyễn thể hiện trên Linh Vật! Điểm thứ hai, căn cứ qua cách chạm khắc hoàn toàn thủ công, gắn mộng bằng Sơn ta ( nhựa của cây Sơn) chốt mộng bằng đinh tre, không sử dụng vít kim loại, không phủ sơn làm bóng bề mặt như hiện nay và nhiều chi tiết khác mang dấu ấn tư tưởng giai cấp Phong kiến !
Được chế tác bằng nguyên liệu gỗ Cẩm Trắc Việt Nam, loại gỗ vô cùng quý giá. Điểm đặc biệt của bộ bàn ghế này là ở những đường nét chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết, những nghệ nhân Huế xưa
Bằng đôi bàn tay khéo léo và một tâm hồn của“ Người Cố đô xưa” đã thổi hồn vào bốn linh vật, thể hiện rõ nét tinh thần, sức mạnh và vẻ đẹp của từng linh vật, sự hòa quyện và liền mạch, làm sống động một không gian giao thoa tiếp biến trong bộ Tứ Linh, toát lên sự uy nghi, mạnh mẽ, mềm mại, kiêu hãnh mà tinh tế, làm cho bộ bàn ghế có giá trị cả về vật chất và giá trị tinh thần và đạt đến tầm giá trị nghệ thuật.
Nguồn gốc, ý nghĩa của Tứ Linh
Tứ Linh có ý nghĩa là bốn loài sinh vật bao gồm : Long- Rồng, Ly- kỳ Lân, Quy- Rùa, Phụng- Phương hay Phượng Hoàng). Bốn Linh vật nay có vị trí quan trọng trong văn hóa Trung Hoa cổ đại và các nước đồng văn phương Đông.
Là bốn Linh Vật đã đi vào truyền thuyết với tên gọi: Thanh Long của Phương Đông , Bạch Hổ của Phương Tây, Chu Tước của Phương Nam và Huyền Vũ của Phương Bắc. Tứ tượng còn được còn được gọi bằng nhiều tên khác như : Thiên chí Tứ Linh, Tứ thần hay Tứ Thánh.
Mỗi Thần thú gắn liền với một màu sắc và đại diện cho các mùa khác nhau trong một năm với những đức tính riêng và các nguyên tố trong ngũ hành có ý nghĩa tâm linh trong các quốc gia Đông Á.
Trong quan niệm cổ xưa, Bốn sinh vật ứng với bốn phương mang bốn yếu tố, nước, gió, đất và lửa. Đó là lý do mà Vua, Chúa Phong kiến khi lập kinh thành đều tìm vùng đất, thế đất hội tụ đủ những nguyên tố đó.
1. Long (Rồng)
Linh vật đứng đầu trong bộ Tứ Linh, biểu hiện sức mạnh và quyền uy tối thượng. Thời Phong kiến, Rồng là biểu tượng của bậc Đế Vương Trong Triều Đình, chỉ Vua mới được mang hình Rồng trên Triều phục và các vật dụng khác.
Vì thế Vua được mang triều phục Hoàng Bào thêu hình Rồng( Nước) nhưng Chúa chỉ được mang sắc phục màu đỏ(Lửa). Trong kiến trúc Rồng thường ngự ở những nới Linh thiêng, tôn nghiêm như: Đình Chùa, Đền, Miếu, cung Vua Phủ Chúa…
2. Ly (Lân)
Lân Biểu tượng của đức nhân từ, Lân có sức mạnh, cát cứ, che chở kẻ yếu, trấn át điềm hung, mang đến điều lành, là “ sứ giả” của sự trường tồn, niềm kiêu hãnh, sức khỏe, bình an và hạnh phúc.
3. Quy (Rùa)
Người Việt ai cũng thuộc nằm lòng Truyền thuyết Vua nhà nước Âu Lạc – Thục An Dương Vương xây Thành Cổ Loa, nhờ có Rùa hiển linh trừ tà yêu, giúp nhà Vua xây thành Cổ Loa, căn cứ Quân sự chống giặc ngoại bang.
Thần Kim Quy còn dâng Vua Thục móng chân làm lẫy “Nỏ Thần” bắn một phát cả nghìn mũi tên. Trong dân gian hay trong bộ Tứ Linh, Quy là biểu tượng của trí tuệ, chuẩn mực, quyền năng và sự trường tồn. Quy trong chữ Nôm nghĩa là cái Compa, để quay nên một hình tròn, hay cái thước góc để tạo ra một góc vuông.
4. Phụng( Phượng)
Phượng còn gọi Phượng Hoàng, một loài chim quý, có hình dáng rất mềm mại, Với đội mắt sắc sảo, Phượng có sức mạnh quyền năng sánh ngang với Rồng. Với cấu tạo mào Trĩ, đuôi gương Công, vẩy cá Chép, móng chim Ưng, không chỉ là sự hội tụ hoàn hảo sức mạnh, vẻ đẹp, trí tuệ, cao quý( dân gian có câu “ Giống Phượng, giống Công” Phượng còn mang nhiều ý nghĩa về bầu trời, mặt đất, cỏ cây, hoa lá và sự bao quát thế gian và được quy nạp là Linh Vật bất tử.
Báo Giá Bàn Ghế Gỗ Trắc Rồng Đại Tứ Linh 7.9 Tỷ™ SHT
Trong các chi tiết chạm khắc của bộ bàn ghế trên, nghệ nhân rất tinh tạo trong bố cục tạo hình! một chỉnh thể hoàn hảo đảm bảo tính thẩm mỹ và có dụng ý nêu bật sự giao thoa của bốn Linh vật của bốn phương trời, ứng với bốn yếu tố nước, Lửa, đất và gió trên nền tảng của Mộc (gỗ) đủ năm yếu tố trong ngũ hành, tạo nên sự vận động tuyệt đối của Vũ trụ. Tất cả được thể hiện đầy đủ trên bộ bàn ghế gõ Cẩm Trắc nói trên.
Tên món | Quy cách/chủng loại | Kích thước (Dài, rộng cao) | Đơn vị | Số lượng | Giá (VND) |
Đoản | Gỗ Trắc Việt Nam | 2.17×0.8×1.55 | món | 1.00 | 7.900.000.000 |
Bàn | Gỗ Trắc Việt Nam | 1.65×0.9×0.8 | món | 1.00 | |
Ghế đơn | Gỗ Trắc Việt Nam | 0.8×1.0x1.5 | món | 4.00 | |
Đôn cao | Gỗ Trắc Việt Nam | 0.57×0.57×0.96 | món | 2.00 | |
Đôn kẹp | Gỗ Trắc Việt Nam | 0.77×0.45×0.68 | món | 2.00 | |
Đôn thấp | Gỗ Trắc Việt Nam | 0.42×0.42×0.42 | món | 2.00 | |
Kệ để chân | Gỗ Trắc Việt Nam | món | 5.00 | ||
Cộng | 17.0 | 7.900.000.000 |
Sở dĩ, gỗ nguyên liệu ngày nay có nguồn cung tốt, công nghệ xử lý gỗ tiến tiến, nghệ nhân giỏi, thợ mộc cao tay nghề cho nên chi phí giá thành sản phẩm theo đó mà không cao. Sở hữu bộ bàn ghế Linh giờ đây rất gần với những quý vị yêu thích đồ gỗ mang hơi hướng cổ. Xét riêng về hình thức, bộ bàn ghế Tứ Linh chế tác ngày nay không thua kém sản phẩm xưa kia.
Quý vị có nhu cầu đặt đóng bộ bàn ghế chạm khắc Tứ Linh theo mẫu trong bài với các kích thước số lượng món đồ theo yêu cầu hoặc các kiểu bàn ghế theo mẫu khác của chúng tôi hoặc mẫu mà quý vị lựa chọn, chắc chắn chúng tôi sẽ làm hài lòng quý vị.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng…!