Tìm hiểu nhanh các kinh nghiệm lắp đặt sàn gỗ tự nhiên
Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên không chỉ đơn giản là đưa vật liệu vào rồi tiến hành, muốn lắp nhanh và đẹp, bạn cần tìm hiểu những kinh nghiệm thực tế cho mình. Nếu bạn đang muốn tự lắp đặt sàn gỗ tự nhiên cho ngôi nhà của mình, mà chưa biết nên bắt đầu từ đâu để có được công trình như ý? Hay bạn thuê người làm, nhưng lại không yên tâm hoàn toàn mà muốn hiểu hơn về cách lắp đặt để theo dõi được công việc? Đừng lo lắng, vì nếu bạn có được những kinh nghiệm về sàn gỗ tự nhiên, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều.
Những điều cần biết về bề mặt nền khi lắp đặt sàn gỗ tự nhiên
Có những loại bề mặt nền nào?
Những mặt sàn gỗ sang trọng và chất lượng mà bạn thấy thích đều được hỗ trợ bởi một phần xương vô cùng quan trọng bên dưới, đó được gọi là bề mặt nền. Dù là loại sàn gỗ nào đi nữa thì bản chất cũng không có tác dụng chịu được lực. Mặt sàn của bạn có chắc chắn, có bền hay không hoàn toàn phụ thuộc vào phần bên dưới này.
Những loại bề mặt nền ổn định, được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến đó là: nền bê tông, nền xi măng và nền gạch men. Vì đã được cố định sẵn xuống bề mặt nên sẽ rất chắc chắn, có thể nâng đỡ cho sàn gỗ dưới các loại lực mà con người tác động lên. Bạn có thể thoải mái và yên tâm đi lại, sinh hoạt, trẻ con có thể tự do chơi đùa mà không lo có vấn đề gì xảy ra.
Trong một số trường hợp bề mặt nền chưa có sẵn là bê tông hay gạch men, bạn có thể sử dụng sắt hộp làm xương cho phần đỡ của sàn gỗ. Tuy nhiên, khi dùng cách này, chúng ta cần có thêm tấm MDF – một loại chất liệu chống và chịu nước để đảm bảo sự an toàn cũng như chất lượng của mặt sàn. Bạn cần dải tấm vật liệu này lên khung xương của sắt hộp và cố định chúng.
Một số lưu ý với các bề mặt nền của sàn gỗ tự nhiên
Đối với bê tông, người thợ cần láng phẳng, trong đó các vị trí có độ dày đều nhau, để đảm bảo sàn gỗ không bị ọp hay lồi lõm. Các điểm lồi lên trong quá trình đánh vừa, hay lớp bả matit phải được loại bỏ ngay, mới giúp cho sàn gỗ trở nên hoàn hảo. Sau đó chúng ta để chúng có thời gian khô lại và tạo độ chắc chắn cho bề mặt nền.
Còn với nền gạch men, nếu như chất lượng gạch men kém ( ví dụ khi bạn mua lại hoặc thuê chung cư hay những nơi đã được lát sẵn bằng gạch men rồi) sẽ rất dễ dẫn đến chất lượng sàn gỗ cũng bị ảnh hưởng. Vậy có cách nào để khắc phục? Bạn có thể xử lý lỗi này bằng cách cắt các mạch gạch men cũ để chúng có thể thoát khí, nước một cách dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt sàn gỗ.
Một trong những điều cần lưu ý nữa đó là phần cốt nền. Bạn cần phải dự phòng được sàn gỗ sẽ cao hơn bề mặt sàn trước đó bao nhiêu? Từ đó có thể tính toán được chính xác những thông số của công trình như: độ hở của chân cửa, bề mặt cầu thang, các phần gạch men tiếp giáp, …. Đối với sàn gỗ tự nhiên, khoảng cách này thường là 15mm đến 18mm, cùng với độ dày của vật liệu lót 3mm nữa thì cốt nền tương ứng sẽ là 18 – 21mm.Trong xây dựng, chỉ cần bỏ qua một chi tiết nhỏ thôi cũng có thể gây ra nhiều rắc rối và vấn đề cần xử lý rồi.
Nên dùng vật liệu phụ kiện sàn gỗ nào?
Với những loại sàn gỗ tự nhiên cao cấp, việc lựa chọn vật liệu phụ kiện cho phù hợp và nâng được giá trị của sàn là rất quan trọng. Các phụ kiện cần thiết bao gồm: ván lót sàn, phào, chân tường và nẹp gỗ.
Ván lót sàn gỗ tự nhiên là phụ kiện hỗ trợ, giúp cho quá trình thi công sàn gỗ dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức. Bên cạnh đó, đây còn là thứ có tác dụng đảm bảo cho độ bền của sàn, giúp chống ẩm rất tốt. Đối với người sử dụng, phần lót này sẽ giúp tạo sự êm ái cho đôi chân khi tiếp xúc và di chuyển, hạn chế tiếng kêu cót két khi sàn gỗ đã sử dụng lâu ngày.
Vị trí của lớp ván lót là ở nơi tiếp giáp giữa sàn gỗ và bề mặt nền, có nhiều loại lót xốp như: lót xốp tráng bạc, lót xốp nilon và lót xốp thông thường. Tuy nhiên, với những loại sàn gỗ cao cấp, bạn nên dùng loại tráng bạc là thích hợp nhất. Độ dày thích hợp nhất với các loại ván sàn gỗ tự nhiên thường là 2mm.
Ngoài ván lót sàn ra, thì phào chân tường cũng là một phụ kiện không thể thiếu đối với việc lắp đặt sàn gỗ tự nhiên. Đây là phần tiếp giáp giữa tường và ván gỗ của sàn, nằm ở vị trí chân tường. Vừa có giá trị về mặt thẩm mỹ, đó là: che đi khe hở giữa sàn gỗ và chân tường; về mặt kỹ thuật, nó giúp cho sàn không bị phồng lên trong quá trình thi công và sử dụng. Có những loại phào như: phào nhựa, phào chịu nước, phào gỗ tự nhiên,… Bạn có thể lựa chọn phào chịu nước hoặc phào gỗ để đảm bảo chất lượng cho sàn gỗ tự nhiên của mình.
Cuối cùng là nẹp gỗ, hay còn gọi là nẹp kết thúc, có tác dụng cố định sàn gỗ cho chắc chắn hơn, đồng thời che đi những khe hở khi lắp đặt. Có hai loại hay được sử dụng, đó là nẹp F, nẹp T và nẹp bậc. Mỗi loại đều có tác dụng với từng vị trí nhất định. Cụ thể, nẹp F được dùng ở điểm kết thúc của sàn, chỗ tiếp giáp giữa cửa, vách kính và nền đá. Còn nẹp T lại có tác dụng nối hai mép gỗ với nhau, hay nẹp bậc dùng ở những chỗ mép gỗ có chênh lệch về độ cao khi lắp đặt sàn gỗ tự nhiên.
Kinh nghiệm tính thời điểm và cách lắp đặt sàn gỗ tự nhiên
Bạn cần phải hoàn thiện cửa ra vào và các cửa sổ để tránh được những ảnh hưởng xấu của thời tiết đến việc lắp đặt sàn gỗ. Bên cạnh đó, tất cả các công đoạn khác cũng cần được làm trước khi lắp sàn để đảm bảo nước sơn cũng như mặt sàn không bị ảnh hưởng hay va quệt gì. Nếu bạn không thể lắp sàn gỗ trước thì cần chuẩn bị các biện pháp che chắn đảm bảo tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể hỗ trợ bạn trong quá trình thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên nhanh và đẹp nhất. SHT chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp và lắp đặt các sản phẩm sàn gỗ tự nhiên giá rẻ và uy tín nhất. Chúng tôi luôn sẵn lòng tiếp đón tại Km19 Quốc lộ 6A, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội hoặc bạn có thể gọi điện tới số 0359943888 để được tư vấn miễn phí về sàn gỗ cho ngôi nhà của bạn nhé!
+ Xem thêm: Kinh Nghiệm Lắp Đặt Sàn Gỗ Tự Nhiên Hay Nhất ⭐️ Tư Vấn | Quy Trình Sản Xuất Sàn Gỗ Tự Nhiên ⭐️ Nhà Máy Top 1 Miền Bắc
Nhà tôi đã sử dụng sàn gỗ tự nhiên gõ đỏ của SHT , tôi rất ứng ý về chất lượng sàn gỗ và đội ngũ kỹ thuật thi công rất chuyên nghiệp và có trách nhiệm.